Phượt trời mưa – kinh nghiệm đi phượt ngày mưa bão an toàn

Đa phần dân phượt khi đi phượt đều sử dụng phương tiện là xe 2 bánh, vì thếtrên cung đường đi phượt bắt gặp những cơn mưa dông là điều hết sức bình thường. Vậy đi phượt trời mưa bão cần lưu ý điều gì, hãy cùng tìm hiểu những kinh nghiệm đi phượt trời mưa ngay sau đây

Có thể bạn quan tâm: 5 địa điểm tuyệt vời đi phượt mùa đông tại Miền Bắc

1. Chuẩn bị: Không thể đoán được thời tiết, nhất là ở những vùng bạn dự định ghé qua và dừng chân cách nơi ở hàng trăm kilômet đường, vì thế hãy chuẩn bị đồ đi mưa sẵn sàng cho cả hành lý và cho chính cá nhân bạn.

chuan-bi-hanh-ly-di-mua
Chuẩn bị đồ đạc và hành lý đi phượt một cách an toàn nếu trời mưa

2. Hành trang: Đồ đạc trong balo nên được đóng gói riêng trong các túi nilông, đề phòng nếu balô bị ngấm nước thì vẫn còn một lớp bảo vệ. Túi bóng to hoặc mảnh áo mưa để bọc balô vào khi trời mưa lớn. Đặc biệt lưu ý với các túi đeo đựng đồ giá trị như máy ảnh, điện thoại, giấy tờ, tiền bạc. Bản thân những chiếc túi này đã có thể có một lớp áo mưa chống nước, nhưng bạn nên mang thêm một chiếc túi nilông khác để bọc cẩn thận túi đồ. Các túi bọc thông thường mỏng, nhẹ nên có thể cất ngay phía ngoài, nơi dễ lấy ra nhất.

mach-ban-bi-quyet-di-phuot-troi-mua
Hành lý nên chia thành nhiều bọc nilon khác nhau

3. Con người: Mỗi thành viên khi đi “phượt” cần có một bộ quần áo đi mưa, loại nhẹ và mỏng, chống nước tốt. Nên mang theo một áo mưa trùm để mặc thêm bên ngoài và có thể che thêm balô khi cần thiết. Có ủng đi mưa hoặc giày nilông đi mưa để bọc chân. Khi đi “phượt”, nên sử dụng mũ bảo hiểm kín đầu, có kính bảo vệ hoặc loại kính trắng, trong, có tác dụng chống bụi và bảo vệ mắt tốt khi mưa to trong khi vẫn nhìn rõ đường. Các trang bị này cũng cần được để nơi dễ lấy ra nhất, sẽ rất hữu ích khi mưa ập đến bất ngờ và nhanh.

di-phuot-troi-mua-va-nhung-luu-y
Chuẩn bị áo mưa cá nhânh khi đi phượt

4. Di chuyển trên đường

– Trời mưa, đường trơn, tuyệt đối không nên chạy nhanh, ẩu. Vẫn phải tuân thủ Luật giao thông. Chạy chậm trên đường đèo, đường đất, sỏi, quan sát kỹ khi chuyển hướng giao thông. Không nên đi vào vệ cỏ vì xe dễ bị trơn trượt, mất lái.

– Nên bật đèn xe khi chạy trong mưa, tránh các va chạm đáng tiếc. Không bơm bánh xe quá căng.

kinh-nghiem-phuot-khi-troi-mua
Khi di chuyển trời mưa nên bật đèn xe 

– Không nên thắng gấp, đánh tay lái nhiều. Giữ xe luôn thẳng, nên thắng sớm hơn bình thường. Đạp thắng nhẹ, rồi tăng dần mức độ, nên sử dụng thêm thắng tay, kết hợp đạp và nhả liên tục để đảm bảo an toàn. Luôn tạo khoảng cách rộng giữa các phương tiện giao thông trên đường.

– Nếu phải di chuyển trên đường bùn đất, lầy lội… chú ý gạt bỏ bớt đất bám vào lốp, rửa sạch nếu có điều kiện trước khi di chuyển tiếp. Nếu đường quá trơn có thể dùng dây thừng hoặc dây xích quấn vào lốp xe để tăng độ bám.
– Hãy lựa chọn một chiếc mũ bảo hiểm Fullface để đi dưới trời mưa, kính mũ bảo hiểm sẽ giúp không bị mưa tạt vào mặt và những cơn gió thổi vào gây cảm giác mất an toàn

– Nên mang theo một bộ y tế gọn nhẹ, trong đó có các loại thuốc trị cảm, sốt…
– Nếu mưa gió to quá nên tạm ngừng di chuyển, tìm nơi khô ráo để trú đến khi cảm thấy an toàn hãy tiếp tục lên đường. Khi trời bão kèm theo sấm sét, không đứng dưới tán cây, trụ điện và các vật kim loại có kích thước lớn…
– Giày nên chọn những loại có đế bám tốt. Nếu bạn muốn chống nước hữu hiệu nhất thì nên chọn sandal: thoát nước tốt, thoáng, và rẻ hơn các loại bata chống thấm.
– Khi di chuyển bằng xe máy trên đường, cần hạn chế thấp nhất, và tốt nhất là không chạy gần xe lớn (song song, trước mặt). Nếu chạy phía sau thì phải giữ khoảng cách an toàn để kịp điều chỉnh tốc độ xe khi có sự cố.

 

Những vật dụng cơ bản khi đi phượt cần phải mang theo

* Áo mưa:
Không nên dùng loại áo mưa giấy, chẳng ăn thua đâu.
Không nên dùng loại PVC, đi gió giật mạnh rất rễ rách.
Không nên dùng loại cánh dơi, chùm xe… Đi xa, phóng nhanh, gió mạnh rất dễ lạng tay láy. Loại này chỉ để đi trong thành phố. Đừng ham hố loại có kính trong cho đèn. Loại này kém bền hơn loại không có kính.
Theo mình các bạn cứ chọn áo bộ loại vải nylon + PVC. Mình dùng của Rando, hơi đắt nhưng rất bền, đi trời lạnh rất ấm.
Đi trong phố thì sợ mất áo mưa thì đành nhét cốp (cốp nóng nên dễ gây phồng rộp áo mưa, nhất là áo ướt sẽ nhanh bị thấm nước). Còn đi xa thì nên treo ngay bên ngoài, cần là lấy được ngay.
* Ủng đi mưa:
Loại dùng 1 lần thì rất gọn nhẹ. Nếu đi bộ bạn có thể dùng để lội thay ủng. Nhưng không bền.
Loại xịn thì bền, nhưng cồng kềnh, và không lội được.
Các bạn cũng nên chú ý, đi ủng mưa thì đôi khi đạp phanh và cần số có thể vướng, nguy hiểm. Nên đặt chân sẵn lên phanh.
* Balo:
Đồ đạc nên cho vào các túi nilon rồi nhét vào balo. Đi không kịp gặt quần áo thì đồ sạch một túi, đồ bẩn một túi nên cũng đỡ hơn.
Bọc áo mưa cho balo nên để ngay ngăn ngoài, cần lấy được ngay. Nhiều bạn cẩn ận bọc trước mình nghĩ không nên vì: dọc đường vẫn phải lấy đồ trong balo, nên bất tiện. Hơn nữa đồ đấy không bền lắm đâu, dùng nhiều nhanh hỏng.

Theo mình nếu thấy mưa, dù mưa bé các bạn cũng nên dừng để mặc áo. Mưa bé mà đi lâu vẫn ướt áo đấy ạ, không giặt được hôi lắm.
Mình con băn khoăn cái găng tay. Trời lạnh không đi găng thì không phóng được. Mà đi găng mà gặp mưa ướt hết thì càng lạnh.  Nếu ướt hết thì đừng cố đeo, bỏ ra sẽ đỡ lạnh hơn.

Trên đây là những kinh nghiệm đi phượt nếu không may gặp phải trời mưa bão, chúc các bạn có một chuyến đi phượt an toàn và vui vẻ, và không bị dính mưa nhé!

Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 094 179 2255