Kinh nghiệm đi phượt bằng xe gắn máy an toàn

Phượt bằng xe gắn máy có lẽ quá quen thuộc với dân phượt Việt Nam hiện nay, việc chạy xe trên những cung đường dài và hiểm trở sẽ rất thiếu an toàn và phát sinh nhiều sự cố. Vậy khi đi phượt cần lưu ý những gì để có một chuyến đi an toàn, cũng tham khảo  kinh nghiệm khi đi phượt 

>>Tin liên quan:  Đồ nghề đi phượt cần phải mang theo

phuot-bang-xe-may-can-luu-y-nhung-gi

Kinh nghiệm đi phượt an toàn – lành mạnh cho dân Phượt

1. Thời điểm đi phượt:
Với thời tiết miền Bắc, thời điểm đẹp nhất để đi phượt bằng xe máy là ngay sau Tết âm lịch hoặc từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 12. Tuy nhiên các bạn có thể đi vào những thời điểm khác trong năm tùy vào nơi các bạn định đi phượt nữa.
2. Loại xe đi phượt:
Nên sử dụng những loại xe thông dụng như Dream, Viva, Future, Wave, Sirius, Jupiter… Những loại xe này nhẹ, dễ đi và dễ sửa chữa. Các bạn không nên đi bằng xe gas nhé , với những địa điểm cao leo nhiều dốc thì xe gas xẽ rất ì ạch đấy.
3. Chuẩn bị lên đường phượt:
– Quần áo đi xe máy chuyên dụng (bộ five seasons, giá khoảng 200.000đ-400.000đ/bộ): dày dặn, chống mưa gió tốt, có bọc đầu gối, bọc khớp tay, có nhiều lớp để có thể tách ra dễ dàng.
– Giầy đi xe máy chuyên dụng: cổ cao giữ ấm chân, đế cứng để chống chân xuống đường đá, da trơn để không thấm nước.
– Ủng nilon: ngăn nước mưa hoặc nước suối không ngấm vào giầy. – Mũ bảo hiểm: nên dùng mũ có cằm và có kính chắn gió.
– Bản đồ địa hình: chi tiết tới từng ngõ ngách trong khu vực định tới.
– Đồ nghề sửa xe (giá khoảng 300.000đ/bộ): bơm, bộ tròng mở lốp, săm, miếng vá, cờ – lê, bugi, dây côn, tay côn, keo 502, dây kéo xe…
– Một số vật dụng thiết yếu khác: lều, túi ngủ, bếp ga du lịch nhỏ, đồ ăn, nồi niêu, C sủi (đủ mỗi người uống 1 viên/ngày để tăng cường sức lực), salon gel, thuốc đau bụng, thuốc cảm, dầu gió, bông băng, thuốc sát trùng, thuốc bỏng, thuốc tím, áo mưa, găng tay, dao díp, đèn pin đeo trán…
– Phụ trợ (trang bị nếu có điều kiện): đồng hồ đa năng đo độ cao, huyết áp, khí quyển; GPS; ống nhòm; những món đồ nhỏ để tặng trẻ em dân tộc những vùng đi qua.
4. Một vài kinh nghiệm của dân phượt:
– Số lượng thành viên: Khoảng 10 người, từ 4 – 5 xe là hợp lí vì đi đông rất khó quản lí. Số lượng thành viên nữ luôn nhỏ hơn hoặc bằng số thành viên nam. Trong đoàn nên có một trưởng đoàn để kèm đoàn khi chạy xe cũng như tổ chức chuyến đi. Người trưởng đoàn là tay lái cứng, có kinh nghiệm
– Chạy xe: Chỉ nên chạy tối đa không quá 200km/ngày. Chạy nhiều gây mệt mỏi, bị lì về cảm giác rất nguy hiểm. Luôn làm chủ tốc độ và quyết đoán trên những đoạn đường cua, dốc và khi vượt ôtô. Hạn chế chạy vào ban đêm. Qua suối, ngầm nên để người có kinh nghiêm qua trước. Những đoạn suối sâu, có đá ngầm tốt nhất là làm bè hoặc khiêng xe qua.
5. Trên đường vào bản:
Khi vào bản, làng, vào nhà dân, nếu trên đường có cắm “lá cây xanh” hoặc cắm “cọc dấu” thì không nên vào. Vì dân làng (hoặc chủ nhà) đang kiêng người lạ đến.
6. Ứng xử đối với thiên nhiên:
+ Không vào khu rừng kiêng, rừng cấm.
+ Không làm mất vệ sinh nơi có nguồn nước sinh hoạt.
+ Không chặt phá cây đã được dánh dấu.
+ Không lấy măng, mộc nhĩ, tổ ong khi đã có người khác đánh dấu sở hữu.
+ Không bẻ mầm non dang mọc.
7. Ứng xử đối với cộng đồng:
+ Khi vào nhà không được đi thẳng một mạch từ (cầu thang lên nhà) đầu nhà vào bếp trong – thường có 2 bếp, 1 bếp ngoài dành cho khách)
+ Không ngồi vào cửa móng (cửa sổ gian tiếp khách).
+ Không ngồi ngay vào đệm ngồi khi chủ nhà chưa mời (thường dành cho bề trên và khách quý).
+ Không ngồi dạng chân (mất lịch sự).
8. Khi ngồi cạnh bếp lửa:
+ Không được dùng chân đẩy củi vào bếp.
+ Không được đút ngược ngọn tre, luồng, cây củi và bếp (quan niệm đẻ ngược).
+ Không nướng cơm, đồ (xôi) vì quan niệm mất mùa.
9 . Khi đi ngủ:
+ Không nằm ngủ dọc theo đòn nóc nhà (chỉ người chết mới được nằm như vậy).
+ Không nên mắc màn trắng vì lộ liễu
+ Không ngủ dậy quá muộn (cảnh này rất chướng)
+ Không được ngủ dưới bàn thờ.
10. Khi ngồi ăn cơm cần chú ý:
+ Không ngồi ngang hàng với người già nhất trong mâm (nếu chủ nhà không mời).
+ Không ngồi trước và quay lưng vào bàn thờ.
+ Không gắp đầu gà chân gà, gan gà trước khi chủ nhà mời (thường để chung một đĩa với dụng ý để khách chứng kiến lòng thành của chủ nhà).
+ Khi ăn không nên vừa ăn vừa nói quá to.
+ Đừng nên chụp hình thẳng vào mặt mọi người trong nhà khi ăn

Xế ôm lưu ý gì khi đi phượt?

– Kiểm tra xe trước mỗi chuyến đi: đảm bảo an toàn khi đi đường và không làm tổn hại đến chiếc xe yêu quý của mình
– Về khoảng cách giữa các xe: Ở các đoạn Quốc lộ hay Cao tốc, khoảng cách giữa các xe khoảng 50m là vừa (vì tốc độ xe khi đó khoảng 50-60km/h) đảm bảo an toàn.
– Khi chạy tối, tốc độ sẽ giảm và các xe có thể đi gần nhau hơn – khoảng 20m – tuy nhiên, lúc này xe trước và xe sau sẽ đi so le với nhau (như trên 2 đường thẳng song song, nhưng không cách quá xa. Tưởng tượng như vết chân các bác để lại trên cát ấy, . Lợi ích của việc đi so le với nhau là các xe có thể soi đèn cho nhau, không bị khuất tầm nhìn, và nếu có xe nào rủi ro ngã thì xe sau không bị dính theo. trong trường hợp không áng chừng được khoảng cách là thế này. Mỗi xe đi làm sao để ít nhất nhìn được một xe đi sau và một xe đi trước mình. Đảm bảo mình đi đúng theo đội và thằng đằng sau cũng đi đúng theo mình.
– Khi trời tối nếu dừng lại yêu cầu các xế bật xi nhan xe để các xe nhận ra nhau, và để các phương tiện khác nhận biết xe

xe-om-phuot-va-kinh-nghiem-phuot-bang-xe-may

– Dọc đường đi, khi xe nào có vấn đề gì cần dừng khẩn cấp hoặc cần sự hỗ trợ của mọi người, các ÔM sẽ phải có trách nhiệm liên lạc với ÔM của leader hoặc xe nào gần ngay mình nhất. Chính vì thế các ôm lưu ý có số của tất cả các ôm khác trong máy điện thoại, để khỏi mất công moi giấy ra tìm số khi cần. Các xế cũng cần chỉ đạo các ôm quan sát xe đi trước đi sau trong đoàn, để đảm bảo mọi người luôn quan sát thấy nhau để có thể bảo vệ và đảm bảo an toàn cho nhau.

– Xế cẩn thận, chắc chắn và có tinh thần trách nhiệm với Ôm cũng như trách nhiệm với lịch trình của cả đoàn
– Không vượt xe dẫn đầu trong bất cứ trường hợp nào: Xe dẫn đi nhanh mình đi nhanh, họ đi chậm mình đi chậm, họ dừng mình cũng phải dừng. Nếu bắt buộc phải vượt với lý do chính đáng thì sau đó phải giảm tốc độ xuống 10km/h chờ họ vượt lên rồi mới được trở lại vận tốc ban đầu
– Đến chỗ rẽ, xe dẫn đầu sẽ dừng lại chờ đủ người rồi đi. Đề nghị mọi người dừng sau xe dẫn đầu theo thứ tự trước sau. Không dừng trước xe dẫn đầu, ko dồn cục quanh xe dẫn đầu gây cản trở giao thông và có thể gây nguy hiểm.
– Qua ngã ba ngã tư ko thấy xe dẫn đầu đứng chờ thì mặc định đi thẳng.

Nguồn tổng hợp
Copy vui lòng ghi nguồn: Kinh nghiệm đi phượt bằng xe gắn máy an toàn

Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 094 179 2255